I. Giới thiệu về Bộ môn Dược liệu – Thực vật

Bộ môn có nhiệm vụ cung cấp cho sinh viên chuyên ngành Dược học những kiến thức về giải phẫu thực vật, phân loại thực vật và phương pháp xác định tên khoa học của cây, phương pháp kiểm nghiệm dược liệu bằng cấu trúc vi học; những kiến thức về nguồn gốc, thành phần hoá học, kiểm nghiệm, tác dụng và công dụng của dược liệu và các phương pháp khoa học để nghiên cứu thành phần hoá học và đánh giá chất lượng dược liệu. Ngoài ra, bộ môn thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo định hướng phát triển thuốc từ dược liệu. Sau 06 năm phát triển, Bộ môn đã đào tạo được 03 khóa sinh viên ra trường, với hơn 75 dược sĩ đại học thuộc chuyên ngành Sản xuất phát triển thuốc.Cơ sở vật chất: Bộ môn được bố trí 01 phòng thí nghiệm (diện tích 60 m2) với nhiều trang bị hiện đại phục vụ học tập và nghiên cứu như: máy cô quay, tủ ấm, tủ đông, máy cất nước, bể siêu âm, máy đo UV-Vis, máy ly tâm … cùng với các trang thiết bị dùng chung ở các phòng thí nghiệm khác như hệ thống HPLC, máy đo phổ hồng ngoại…

  1. Tên bộ môn
  • Tiếng Việt: Bộ môn Dược liệu-Thực vật
  • Tiếng Anh: Department of Pharmacognosy

2. Thông tin liên hệ của đơn vị

  • Email: bmdltv@medvnu.edu.vn
  • Địa chỉ: Tòa nhà hành chính YA1, Đường Hải Thượng Lãn Ông, Khu Đô thị ĐHQG-HCM, P. Đông Hòa, TP. Dĩ An, Bình Dương ; Phòng thí nghiệm: Phòng 404, khu C, trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP. HCM.

II. Quá trình hình thành và phát triển

  • Bộ môn Dược liệu-Thực vật dược được thành lập theo Quyết định số 246/QĐ-KY về công tác tổ chức ngày 05 tháng 12 năm 2017 của Khoa Y, Đại học Quốc gia TP. HCM.
  • Từ ngày 01 tháng 08 năm 2023 đến nay, TS. DS. Võ Thanh Hoá nắm giữ vai trò Phó trưởng phụ trách Bộ môn. Hiện nay, Bộ môn có 04 Giảng viên (02 tiến sĩ, 02 thạc sĩ); 01 trợ giảng và 01 kỹ thuật viên.

III. Các lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu

  1. Đảm nhiệm triển khai giảng dạy các môn học
  • Nhận thức Dược liệu (Học kỳ 1): Thực hành (01 tín chỉ).
  • Thực vật dược (Học kỳ 2): Lý thuyết (02 tín chỉ) ; Thực hành (01 tín chỉ).
  • Dược liệu 1 (Học kỳ 6): Lý thuyết (02 tín chỉ) ; Thực hành (01 tín chỉ).
  • Dược liệu 2 (Học kỳ 7): Lý thuyết (02 tín chỉ) ; Thực hành (01 tín chỉ).
  • Sản xuất thuốc từ Dược liệu (Học kỳ 8): Lý thuyết (02 tín chỉ).
  • Dược cổ truyền (Học kỳ 7): Lý thuyết (02 tín chỉ)
  • Thực tế chuyên ngành Khoa học Dược (Học kỳ 9): Thực tập (08 tín chỉ)
  • Hướng dẫn sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh.

2. Nghiên cứu khoa học

  • Nghiên cứu thực vật: giải phẫu, hình thái, phân loại.
  • Nghiên chiết xuất, phân lập các hoạt chất từ dược liệu.
  • Nghiên cứu tác dụng dược lý hướng kháng viêm, kháng ung thư của dược liệu và các hoạt chất chiết từ dược liệu.

IV. Lãnh đạo Bộ môn qua các thời kỳ

  • Từ tháng 08 năm 2023 đến nay: TS. DS. Võ Thanh Hoá

V. Chức năng và nhiệm vụ

  1. Chức năng
  • Thực hiện nhiệm vụ đào tạo cho sinh viên ngành Dược các môn học Nhận thức Dược liệu, Thực vật dược, Dược liệu, Sản xuất thuốc từ Dược liệu, Dược cổ truyền. Cung cấp cho sinh viên các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao các kiến thức và kỹ năng trong nghiên cứu phát triển thuốc từ dược liệu, làm nền tảng giúp sinh viên ứng dụng tốt vào các môn nghiệp vụ liên quan.
  • Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ phù hợp với định hướng chuyên môn Thực vật – Dược liệu.
  • Quản lý viên chức bộ môn và tham gia giáo dục rèn luyện sinh viên.

2. Nhiệm vụ

  • Tham mưu, góp ý xây dựng, đổi mới chương trình đào tạo.
  • Giảng dạy các môn học Lý thuyết và Thực tập các môn học Nhận thức Dược liệu, Thực vật dược, Dược liệu 1 và 2, Sản xuất thuốc từ Dược liệu, Dược cổ truyền.
  • Tổ chức đề xuất, đăng ký và chủ trì thực hiên các đề tài nghiên cứu khoa học phù hợp với định hướng chuyên môn Thực vật và Dược liệu.
  • Hướng dẫn sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp và nghiên cứu khoa học.
  • Tham gia biên soạn giáo trình, đề cương môn học, đổi mới chương trình đào tạo, ngân hàng câu hỏi thi.
  • Tham gia các công tác khảo thí, đảm bảo chất lượng.
  • Các nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng Khoa Y.

VI. Nhân sự bộ môn

  1. TS. DS. Võ Thanh Hoá
Phó trưởng phụ trách bộ môn

Lĩnh vực nghiên cứu:

  • Hợp chất tự nhiên
  • Dược cổ truyền

Lý lịch khoa học: https://drive.google.com/file/d/1Gz1Tc9uPmaDev3HCP4CU5WZlcj92pJqL/view

2. TS. DS. Trần Thị Huyên

Giảng viên

Lĩnh vực nghiên cứu:

  • Dược lý dược liệu

Lý lịch khoa học: https://drive.google.com/file/d/1sMupHGKANaencLPPVFlT3d6Wwyuz5anT/view

3. ThS.DS. Bùi Nguyễn Biên Thuỳ

Giảng viên

Lĩnh vực nghiên cứu:

  • Hợp chất tự nhiên

Lý lịch khoa học: https://drive.google.com/file/d/1udVxkDBClp06fSKCWeIZlRuy_ncFTb8O/view

4. ThS. Hà Thị Thuý

Giảng viên

Lĩnh vực nghiên cứu:

  • Thực vật

5. DS. Trần Thị Kha Uyên

Trợ giảng

Lĩnh vực nghiên cứu:

  • Hợp chất tự nhiên

6. DS. Hoàng Thị Huyền Trang

Kỹ thuật viên

VII. Nghiên cứu khoa học

  1. Danh sách các bài báo trong nước
  • Nguyễn Văn Hoàng, Huỳnh Trần Quốc Dũng, Võ Thanh Hóa, Ngô Thị Xuân Mai, Phạm Thái Trọng Nhân, Nguyễn Minh Cang, Nguyễn Minh Đức. Phân lập và thiết lập chất chuẩn epimedin C từ dược liệu Dâm dương hoắc (Herpa Epidermii), Y học TP. HCM 2017, 21 (1), 388-395.
  • Nguyễn Văn Hoàng, Huỳnh Trần Quốc Dũng, Võ Thanh Hóa, Ngô Thị Xuân Mai, Phạm Thái Trọng Nhân, Nguyễn Minh Cang, Nguyễn Minh Đức. Phân lập và thiết lập chất chuẩn icariin từ dược liệu Dâm dương hoắc (Herpa Epidermii), Y học TP. HCM 2017, 21 (1), 402 – 407.
  • Võ Thanh Hóa, Nguyễn Minh Đức. Phân lập và thiết lập chất chuẩn afzelin từ dược liệu, Y học TP. HCM 2018, 22 (1), 402 – 407.
  • Võ Thanh Hóa, Nguyễn Thị Tường Vy, Huỳnh Thanh Tuấn, Đỗ Đức Minh, Lê Kiều Minh, Nguyễn Đức Hạnh. Khảo sát thành phần hóa học của dược liệu Ngải trắng trồng tại An Giang, Y học TP. HCM 2018, 22 (1), 298-306.
  • Đỗ Đức Minh, Võ Thanh Hóa, Huỳnh Trường Huê, Lê Kiều Minh, Nguyễn Đức Hạnh, Huỳnh Thanh Tuấn. Định danh dược liệu Ngải trắng Curcuma aromatic bằng phương pháp giải trình tự gen, Y học TP. HCM 2018, 22 (2), 34-39.
  • Nguyễn Đăng Khoa, Nguyễn Đức Hạnh, Võ Thanh Hóa, Đỗ Quang Dương, Đỗ Đức Minh, Huỳnh Thanh Tuấn. Nghiên cứu mối liên hệ nhân quả và tối ưu hóa quy trình chiết xuất Ngải trắng. Tạp chí Dược học 2018, 8(9), 45-86.
  • Lê Thị Ngọc Anh, Nguyễn Đức Hạnh, Võ Thanh Hóa. Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng đồng thời curdion và germacron trong cao Ngải trắng. Tạp chí Dược học 2018, 508, 37-41.
  • Võ Thanh Hóa, Lê Nữ Huỳnh Như, Nguyễn Thị Quỳnh Trang, Nguyễn Đức Hạnh. Xây dựng quy trình định lượng zedoarondiol trong dược liệu Ngải trắng (Rhizoma Curcumae aromaticae) bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao . Y học TP. HCM 2019, 23 (2),  249-255.
  • Võ Thanh Hóa, Lê Nữ Huỳnh Như, Huỳnh Thanh Tuấn, Đỗ Đức Minh, Lê Thị Kiều Minh, Huỳnh Trường Huê, Nguyễn Đức Hạnh. Xây dựng quy trình định lượng đồng thời curdion và germacron trong dược liệu Ngải trắng (Rhizoma Curcumae aromaticae) bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao Y học TP. HCM 2019, 23 (2), 256-264.
  • Lê Thị Ngọc Anh, Võ Thanh Hóa, Nguyễn Đức Hạnh. Nghiên cứu bào chế viên nang mềm Ngải trắng. Y học TP. HCM 2019, 23 (2), 265-271. 
  • Nguyễn Đức Hạnh, Nguyễn Đăng Khoa, Võ Thanh Hóa. Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng zedoarondiol trong cao khô sấy phun ngải trắng. Tạp chí Dược học 2019, 8, 23-27. 
  • Nguyễn Đức Hạnh, Lê Thị Ngọc Anh, Võ Thanh Hóa. Nghiên cứu định lượng đồng thời curdion và germacron trong viên nang mềm ngải trắng. Tạp chí Dược học 2020, 3, 38-43. 
  • Trần Văn Tòan, Võ Thanh Hóa, Nguyễn Đức Hạnh. Cải thiện tính chất cao khô Ngải trắng bằng phương pháp sấy phun làm nguyên liệu dập thẳng. Y học TP HCM 2020, 24 (2), 193-200.Phạm Ngọc Thạc, Huỳnh Trần Quốc Dũng, Võ Thanh Hóa, Nguyễn Đức Hạnh. Phân lập acid asperulosidic và định tính dược liệu nhàu trong bài thuốc hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống của Lương y Nguyễn Thiện Chung. Tạp chí Dược học 2021, 20, 90-96.

2. Danh sách các bài báo nước ngoài

  • Vo Thanh Hoa, Bui Thi Thu Huong, Do Quang Duong, Nguyen Duc Hanh. Cause-effect relations and optimization of tablet containing Eucommia ulmoides and Gardenia jasminoides spray-dried extracts. Internationl journal of Pharmacy and Pharmaceutical Scinences 2018, 19 (7), 33-40.
  • Po-Yen Chen, Chih-Chao Chang, Hui-Chi Huang, Li-Jie Zhang, Chia-Ching Liaw, Yu-Chi Lin, Nham-Linh Nguyen, Thanh-Hoa Vo, Yung-Yi Cheng, Susan L. Morris-Natschke , Kuo-Hsiung Lee, Yao-Haur Kuo. New Dammarane-Type Saponins from Gynostemma pentaphyllum. Molecules 2019, 24, p 1375. 
  • Duc Minh Do, Thanh Hoa Vo, Duc Hanh Nguyen, Kieu Minh Le, Truong Hue Huynh, Thi Do Quyen Le, Thanh Tuan Huynh. Identification of Curcuma aromatica growing in Vietnam and its potential anticancer components. MedPharRes 2019, 3, 12-18. 
  • Thanh-Hoa Vo, Ching-Kuo Lee, Yao-Haur Kuo. LC-MS guided the efficient isolation of afzelin and quercitrin from herbal plants. Planta medica 2019, 85, 1386–1590.
  • Nham-Linh Nguyen, Thanh-Hoa Vo, Yu-Chi Lin, Chia-Ching Liaw, Zhi-Hu Lin, Mei-Chuan Chen, and Yao-Haur Kuo. Bioassay-Guided Isolation and HPLC Quantification of Antiproliferative Metabolites from Stahlianthus thorelii. Molecules 2020, 25, 551.
  • Nham-Linh Nguyen, Thanh-Hoa Vo, Yu-Chi Lin, Chia-Ching Liaw, Mei-Kuang Lu, Jing-Jy Cheng, Mei-Chuan Chen, Yao-Haur Kuo. Arenarosides A-G, polyhydroxylated oleanane-type saponins from Polycarpaea arenaria and their cytotoxic and antiangiogenic activities. Journal of Natural Products 2021, 84(2), 259-267.
  • Thanh-Hoa Vo, Yu-Chi Lin, Chia-Ching Liaw, Wen-Pin Pan, Jing-Jy Cheng, Ching-Kuo Lee, Yao-Haur Kuo. Triterpene glycosides and phenylpropane derivatives from Staurogyne concinnula possessing anti-angiogenic activity. Phytochemistry 2021, 184, 142666.
  • Thanh-Hoa Vo, Chia-Ching Liaw, Yu-Chi Lin, Duc Hanh Nguyen, Thi Tuyet Nhung Nguyen, Ching-Kuo Lee, Yao-Haur Ku. Quantification and optimization of ethanolic extract containing the bioactive flavonoids from Millettia pulchra Radix. Molecules 2021, 26(12), 3641.
  • Hsieh TH, Liang ML, Zheng JH, Lin YC, Yang YC, Vo TH, Liou JP, Yen Y, Chen CH. Combining an Autophagy Inhibitor, MPT0L145, with Abemaciclib Is a New Therapeutic Strategy in GBM Treatment. Cancers 2021, 13(23), 6117
  • Dang-Khoa Nguyen, Ta-Wei Liu, Su-Jung Hsu, Quoc-Dung Tran Huynh, Truc-Ly Thi Duong, Man-Hsiu Chu, Yun-Han Wang, Thanh-Hoa Vo, Ching-Kuo Lee. Xanthine oxidase inhibition study of isolated secondary metabolites from Dolichandrone spathacea (Bignoniaceae): In vitro and in silico approach. Saudi Pharm J. 2024 Apr;32(4):101980.
  • Truc-Ly Thi Duong, Ta-Wei Liu, Quoc-Dung Tran Huynh, Dang-Khoa Nguyen, Yun-Han Wang, Man-Hsiu Chu, Thanh-Hoa Vo, Su-Jung Hsu, Ching-Kuo Lee. Rapid identification of natural acetylcholinesterase inhibitors from Glycosmis parviflora stem utilizing dereplication, in vitro and in silico approach. Arabian Journal of Chemistry 2024 17(6), 105811.
  • Nguyen, B. V. G., Nguyen, H. H. N., Vo, T. H., Le, M. T., Tran-Nguyen, V. K., Vu, T. T., & Nguyen, P. V. (2023). Prevalence and drug susceptibility of clinical Candida species in nasopharyngeal cancer patients in Vietnam. One health (Amsterdam, Netherlands), 18, 100659.
  • Huyen Thi Tran, Nadine Kretschmer, Loi Huynh, Rudolf Bauer. Cytotoxicity of Carvotacetones from Sphaeranthus africanus Against Cancer Cells and Their Potential to Induce Apoptosis. Planta Medica 2023, 1, 1439-022.
  • Thi Thu Hong, Tran Thi Huyen, Tran Duy Hien, Huynh Loi. New iridoid from Valeriana hardwickii Wall. Vietnam Journal of Chemistry 2021. 2572-8288.
  • Huyen Thi Tran, Julia Solnier, EvaMaria PferschyWenzig, Olaf Kunert, Liam Martin, Sanjib Bhakta, Loi Huynh, Tri Minh Le, Rudolf Bauer, Franz Bucar. Antimicrobial and Efflux Pump Inhibitory Activity of Carvotacetones from Sphaeranthus africanus Against Mycobacteria. Antibiotics 2020. 2079-6382.
  • Huyen Thi Tran, Xuehong Gao, Nadine Kretschmer, Eva-Maria PferschyWenzig, Pia Raab, Teresa Pirker, Veronika Temml, Daniela Schuster, Olaf Kunert, Loi Huynh, Rudolf Bauer. Anti-inflammatory and antiproliferative compounds from Sphaeranthus africanus. Phytomedicine 2019. 0975-0185.
  • Ermina Cilović, Adelheid Brantner, Huyen Thi Tran, Jelena Arsenijević, Zoran Maksimović. Methanol extracts and volatiles of Telekia speciosa (Schreb.) Baumg. from Bosnia and Herzegovina. Technologica Acta: Scientific professional journal of chemistry and technology 2019. 2232-756.

3. Danh sách đề tài nghiên cứu khoa học các cấp đã được nghiệm thu

STTTên đề tài/dự ánMã số và cấp quản lýThời gian thực hiệnKinh phí
(triệu đồng)
Chủ nhiệm /tham giaNgày nghiệm thuKết quả
01Nghiên cứu hoạt tính chống oxy hóa, kháng tiểu đường và chống tăng sinh tế bào ung thư của cây Cúc chân vịt (Sphaeranthus africanus L.,).C2022-44-01 – ĐHQG_HCM24 tháng110Chủ nhiệm (TS Trần Thị Huyên)3/2023Khá
02Khảo sát tác dụng kháng ung thư và thành phần hóa học của dược liệu Giác đế Đồng Nai Goniothalamus donnaiensis Finet & Gagnep.C2023-44-15-ĐHQG_HCM24 tháng110Chủ nhiệm (TS Võ Thanh HóaĐang thực hiện
03Nghiên cứu thành phần hóa học có hoạt tính của Thần xạ trườn Luvunga sarmentosa Kurz.C2024-44-15, ĐHQG_HCM24 tháng200Chủ nhiệm (ThS. Hà Thị Thúy)Đang thực hiện
04Nghiên cứu sản xuất chế phẩm hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp và rối loạn tiêu hóa từ cây Tiêu lốt (Piper longum L.) trồng tại Bình PhướcĐề tài cấp tỉnh Bình Phước24 tháng1160Chủ nhiệm (TS Võ Thanh HóaĐang thực hiện